TQ Đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng - Song Nam.

songnam9999

New Member
Giám sát thi công xây dựng đã trở thành một công việc không thể thiếu được trong thi công xây dựng công trình hiện nay ở nước ta. Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát;

Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi - kiểm tra - xử lý - nghiệm thu - báo cáo các công việc liên quan tại công trường.

Nội dung công tác giám sát thi công xây dựng công trình:

1. Giám sát chặt chẽ các điều kiện quy định:

- Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong công tác tư vấn giám sát thi công xây dựng.
- Kiểm tra chặt chẽ các điều kiện khởi công cần thiết của nhà thầu theo Điều 72 của Bộ Luật Xây Dựng Việt Nam.

2. Kiểm tra hồ sơ năng lực nhà thầu:

- Kiểm tra năng lực thông tin cá nhân từng người trong độ thi công xây dựng đồng thời kiểm tra và giám sát chặt chẽ các thiết bị thi công, nguồn gốc và chất lượng mà nhà thầu đưa vào phục vụ công tác thi công.
- Kiểm tra và giám sát quy trình quản lý chất lượng công trình của thầu thi công.
- Giám sát và kiểm tra thông tin xin phép xây dựng máy móc, thiết bị, vật tư xây dựng có đảm bảo an toàn chất lượng hay không.
- Kiểm tra phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng, cơ sở sản xuất cấu kiện công trình, sản phẩm xây dựng phục vụ trong quá trình thi công.

3. Giám sát chất lượng vật liệu xây dựng:

- Kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm chất lượng các vật tư, kết cấu kiện có phù hợp tiêu chuẩn trước khi đưa vào quá trình thi công.
- Nếu có nghi ngờ về chất lượng vật tư, đơn vị tư vấn thiết kế cùng chủ đầu tư phải thực hiện công tác kiểm tra trực tiếp nguyên vật liệu ngay để đảm bảo an toàn chất lượng công trình sau này.

4. Giám sát quá trình thi công dự án:

- Đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm giám sát chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu.
- Kết quả kiểm tra đều phải được ghi vào nhật ký thi công và biên bản kiểm tra theo quy định.
- Xác nhận bản vẽ hoàn công của công trình.
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Luật Xây Dựng.
- Kiểm tra toàn bộ tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu công trình, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;
- Khi phát hiện có sai sót về thiết kế phải báo ngay cho chủ đầu tư để điều chỉnh và yêu cầu nhà thầu điều chỉnh kịp thời.
- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.

Chất lượng của một công trình tuỳ thuộc vào đơn vị tư vấn giám sát. Là phải có năng lực giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một tư vấn giám sát không là điều đơn giản. Tiêu chí cho tư vấn giám sát của Song Nam là làm việc chính trực và có trách nhiệm nghề nghiệp cao. Đây là giá trị cốt lõi đem đến chất lượng cho công trình xây dựng.

tu-van-giam-sat-ijc-aroma.jpg
Tư vấn giám sát chung cư IJC AROMA

Không chỉ giám sát đúng thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng, Song Nam còn hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu trong vấn đề tư vấn giải pháp thích hợp nhất để giải quyết các vấn đề tại công trường. Song Nam luôn đề cao tính chính trực và tinh thần trách nhiệm trong quá trình xử lý các vấn đề của công trường xây dựng.

Liên hệ Tư vấn giám sát, thiết kế, quản lý dự án

Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam
98 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM, Việt Nam
Hotline tư vấn : 0769.861.168
Email: songnam09@gmail.com
Website: songnam.net
 
Chỉnh sửa cuối:

songnam9999

New Member
Công tác thẩm tra dự toán là gì?

Thẩm tra dự toán và thiết kế xây dựng công trình là một trong những công tác đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng, tiến độ thời gian thi công xây dựng công trình và ngân sách của dự án.

Thẩm tra thiết kế là việc thẩm tra một cách độc lập thiết kế của một hệ thống kỹ thuật theo quy định của các tiêu chuẩn áp dụng. Phạm vi thẩm tra thường bao gồm: móng, kết cấu; chống sét và phòng cháy chữa cháy; các hệ thống M&E; và sự tương thích của các phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu và cơ điện.

Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng của công tác này mà các nhà chủ đầu tư đều quan tâm lựa chọn cho mình một đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ giải pháp thẩm tra thiết kế dự toán uy tín và chuyên nghiệp để bảo đảm công trình thực hiện an toàn đúng chất lượng tiến độ xây dựng và đảm bảo ngân sách xây dựng không bị đội vốn. Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu quy trình thực hiện công tác thẩm tra dự toán thiết kế xây dựng như thế nào nhé!

1_46719.jpg

Quy trình thẩm tra thiết kế dự toán xây dựng

- Các kỹ sư có kỹ năng chuyên môn cùng kinh nghiệm sẽ tiến hành thẩm tra lại toàn bộ khối lượng công việc trên dựa án xây dựng nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng dự toán so với khối lượng thiết kế của công trình.

- Kiểm tra và phát hiện những điểm bất cập trong đồ án thiết kế xây dựng để đề xuất các phương án chỉnh sửa tối ưu nhất giúp mang lại hiệu quả cho dự án.

- Đánh giá và xem xét sự phù hợp của các định mức chi phí kinh tế và kỹ thuật, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách có theo các quy định của nhà nước hay không.

- Chịu trách nhiệm tính toán và xác định tổng dự toán của công trình xây dựng để đưa ra kết quả chuẩn xác nhất cho chủ đầu tư.

- Tính toán một cách chính xác nhất dựa trên khối lượng xây dựng của công trình để có thể kiểm soát hiệu qủa chi phí xây dựng trong quá trình nhà thầu thi công triển khai các hạng mục xây dựng trên công trình.
 
Chỉnh sửa cuối:

songnam9999

New Member
Tư vấn thiết kế được xem là một trong những bước quan trọng nhất của công trình xây dựng. Hiện nay, do quá trình đô thị hóa càng phát triển nên các căn hộ chung cư cao tầng được mọc lên như nấm tại các thành phố lớn.

Để có được một mặt bằng vừa phù hợp với cảnh quan xung quanh vừa phải có tính thẩm mỹ cao thì sự đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật đều phải hết sức chặt chẽ và cụ thể, từ đó đem lại giá trị sống cho dân cư. Có 04 kiểu dạng hình bố trí khi tư vấn thiết kế mặt bằng cho căn hộ chung cư cao tầng.

1. Tư vấn thiết kế dạng hành lang

Gồm hai biến thể hành lang giữa và hành lang bên. Trong đó, dạng hành lang giữa có cấu trúc của các căn hộ chạy dọc theo một trục hành lang ở chính giữa. Tuy nhiên, dạng này chỉ dung cho các chung cư tiêu chuẩn thấp.

Ưu điểm: Giá thành xây dựng rẻ, kết cấu đơn giản, dễ thi công.

Nhược điểm: Khả năng thông gió trực tiếp kém. Ngoài ra, hướng mở của các chức năng bếp, vệ sinh thường ở phía hành lang nên thường ảnh hưởng đến vấn đề thông gió.

2. Tư vấn thiết kế dạng tháp

Trước đây vào những năm 1980. Hình dáng mặt bằng của chung cư cao tầng dạng tháp và dạng hành lang giống nhau tương đối. Hành lang là lối đi chính để lên xuống, mỗi tầng có thể có đến mười mấy căn hộ, về sau số lượng căn hộ giảm xuống còn 6 đến 8 căn hộ chung cư một lõi thang hoặc ít hơn, 4 hộ/lõi thang.

Ưu điểm: Bố cục của mặt bằng có thể kiểm soát khả năng lấy ánh sáng từ mặt trời.

Nhược điểm: Hình dáng căn hộ của cùng một mặt bằng không đồng đều, điều này khiến những căn hộ có diện tích càng lớn càng khó lấy sáng.

3. Tư vấn thiết kế dạng đơn nguyên

Mẫu chung cư cao tầng được thiết kế mặt bằng theo dạng đơn nguyên

Cách tổ chức các căn hộ đơn lẻ tập trung quanh một nút giao thông đứng gồm có thang bộ và thang máy. Mỗi đơn nguyên có từ 4 đến 6 căn hộ. Chung cư dạng đơn nguyên dần thay thế cho các dạng khác và trở thành dạng chung cư được xây dựng phổ biến hiện nay.

Ưu điểm: Thuận lợi trong việc lấy gió, lấy sáng tự nhiên. Có sự riêng tư cao, ít ảnh hưởng lẫn nhau.

Nhược điểm: Vốn đầu tư xây dựng, phí tốn đất đai, chi phí lắp đặt thang máy cao như nhau. Số lượng căn hộ thấp, diện tích phụ lớn.

4. Tư vấn thiết kế dạng đơn nguyên kết hợp hành lang

Đây là dạng phát triển của chung cư kiểu đơn nguyên, sự kết hợp giữa nhà tháp và nhà tấm. Các đơn nguyên được ghép với nhau tại một hoặc hai cạnh để tạo nên một tổ hợp. Có các cách ghép đơn nguyên theo chiều ngang, chiều dọc hoặc ghép tự do. Khi ghép lại, có thể chia làm 3 dạng: đơn nguyên đầu hồi, đơn nguyên giữa, đơn nguyên góc.

Một bản vẽ phác thảo của dạng đơn nguyên kết hợp hành lang

Ưu điểm: Nhờ việc ghép các đơn nguyên nên diện tích giao thông hoặc diện tích sàn giảm và tiết kiệm được chi phí đầu tư.

Nhược điểm: Đòi hỏi trình độ thiết kế và kỹ thuật xây dựng cao.

Hiện có một số mặt bằng chung cư nhà cao tầng được đầu tư xây dựng công phu, vốn đầu tư nhiều nhưng khi thực hiện khâu tư vấn kiến trúc lại không hài hoà với xung quanh mà còn phá vỡ cảnh quan đẹp. Một số khác quá chú trọng về hình thức kiến trúc hoặc áp dụng nguyên dạng cao ốc nước ngoài, quá nhiều kính, không được thiết kế thông gió, che nắng…điều này sẽ không phù hợp với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới của Việt Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

songnam9999

New Member
Cây xanh đô thị được nói đến nhiều nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ. Tổ chức dải cây xanh cho các tuyến phố và cho các không gian xanh đô thị như công viên cây xanh, vườn hoa, dải cây xanh cách ly… sẽ khai thác được tối đa vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên đô thị.

Trong quy hoạch, các không gian xanh được coi như lá phổi của thành phố, là một không gian chức năng thành phố ban tặng cho cư dân đô thị để họ có cơ hội dời khỏi những khối bê tông đến để thả mình trong hòn đảo xanh của thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành hiếm hoi của đô thị

Trong kiến trúc cây xanh được thiết kế làm phông nền cho công trình nhờ sự sinh động của màu sắc và các lớp cây tạo không gian có chiều sâu giúp công trình hòa nhập với thiên nhiên.

Bố trí cây hợp lý sẽ che nắng tốt mà vẫn đảm bảo chiếu sáng tự nhiên cho công trình và đón được gió mát vào mùa hè, chống được gió lạnh vào mùa đông.

Thiết kế cảnh quan liên quan chủ yếu đến không gian mở còn lại giữa các công trình, làm cho không gian đó đẹp hơn nhờ các giải pháp thiết kế, xử lý không gian, xử lý tầm nhìn và sự phối hợp tinh tế giữa các bề mặt vật liệu khác nhau.

Thiết kế cảnh quan là một thuật ngữ chuyên môn và là một ngành thiết kế mới xuất hiện chính thức trong khoảng mươi năm gần đây trong giới thiết kế và các công trình kiến trúc ở Việt Nam, mặc dù đây là một định nghĩa hoàn toàn không mới về nghề nghiệp và chuyên môn tại các nước phát triển.

Công viên là một phần không thể thiếu trong các thành phố lớn, đây là những mảng xanh của thành phố, là nơi dành riêng cho việc vui chơi, giải trí và các hoạt động văn hóa phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Thành phần tất yếu của công viên là cây xanh. Nhưng cây xanh không là chưa đủ để tạo nên một công viên vừa xanh mát vừa hữu dụng cho các hoạt động của con người. Đây là lúc cần đến vai trò của nhà thiết kế cảnh quan công viên.

Để thiết kế nên một cảnh quan công viên là điều không hề đơn giản. Chúng ta cần đến vai trò của nhà thiết kế cảnh quan công viên. Với kinh nghiệm thực hiện các dự án thiết kế hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan cây xanh cho nhiều dự án, Song Nam luôn đem đến giải phảp tối ưu về kỹ thuật và chi phí đầu tư cho dự án hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, tiến độ và tổng mức đầu tư mà chủ đầu tư đưa ra.
 
Chỉnh sửa cuối:

songnam9999

New Member
Một số dự án dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và hệ thống ngầm mà Song Nam đã thực hiện công tác tư vấn giám sát:

- Chung cư Aroma IJC ( 4 block 20 tầng + 1 block 3 tầng): Đây là dự án cao tầng nhất tại thành phố mới Bình Dương với 4 khối căn hộ thông minh dành cho chuyên gia và khối thương mại 3 tầng kết nối các khối nhà.

- City Gate Towers (7 block 30 tầng + 2 hầm) : Dự án chung cư nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh trên đại lộ Võ Văn Kiệt.

- Vinafood II (13 tầng + 2 hầm) : là trụ sở làm việc của Tổng công ty lương thực Miền Nam ở 333 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP.HCM.

- Chung cư Phú Gia Hưng (14 tầng + 1 hầm): Dự án chung cư và căn hộ cho thuê do Công Ty TNHH XD - TM - DV Hà Thuận Hùng (Đất Xanh) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.

- Nhà máy Wahl Clipper Việt Nam (2 ha): Nhà máy sản xuất thiết bị điện cầm tay nằm ở KCN Long Hậu mở rộng, Cần Giuộc, Long An. Do Tập Đoàn Wahl (USA) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 30 triệu USD.

- Trung tâm điều hành các đường cao tốc Việt Nam (1 trệt, 4 lầu, sân thượng, mái BTCT): được xây dựng tại Khu quy hoạch Gò Trang, P. Phú Hữu, Q. 9, TPHCM với tổng diện tích sàn xây dựng 4570 m2 do Công ty CP Dịch Vụ Đường Cao Tốc Việt Nam (VECE) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 33 tỷ đồng.

- Ngầm hóa cáp quang SCTV và Điện lực: Ngầm hóa hệ thống cáp quang của SCTV và Điện lực TPHCM do SCTV và EVN làm chủ đầu tư.
 
Chỉnh sửa cuối:

songnam9999

New Member
Để đảm bảo giãn cách xã hội, phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, nhiều chức năng không gian kiến trúc tại đô thị như nhà ở, công viên, quảng trường, sân vận động… đã bị thay đổi.

Điều này đã đặt ra thách thức trong phát triển kiến trúc đối với mỗi đô thị cần phải có dự báo hợp lý trong tương lai, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

Thiết kế không gian kiến trúc thích ứng với đại dịch Covid

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, bắt buộc chúng ta phải sống giãn cách để ngăn chặn sự lây lan. Tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, những ngôi nhà ở bất đắc dĩ trở thành văn phòng, lớp học; không gian công cộng không còn là nơi tụ tập xã hội; sân vận động, hội trường bị trưng dụng cho công năng khác nằm ngoài mục đích xây dựng…

Mặc dù, ai cũng hiểu đây chỉ là những giải pháp ngắn hạn, nhằm ứng phó với đại dịch hiện nay nhưng các chuyên gia đô thị cho rằng, đây cũng là cơ hội để giới kiến trúc sư và nhà thiết kế đô thị nhìn nhận để có những đổi mới. Phải tạo ra được những giải pháp kiến trúc phù hợp thích ứng với tình hình mới, khi xã hội bước sang một tương lai hậu Covid. Đó là các không gian đô thị cần được thiết kế để đáp ứng được những yêu cầu mới và sáng tạo, mang lại cảm giác gần gũi trong khi vẫn duy trì khoảng cách vật lý, để thể hoạt động bình thường và an toàn nếu tình huống dịch bệnh tương tự xảy ra.

GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông - Ủy viên Ban thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, dịch bệnh khiến con người phải giãn cách và cách ly để an toàn. Đây cũng là thông điệp và xu hướng sắp tới của quy hoạch và kiến trúc. "Đã đến lúc quy hoạch và kiến trúc cần phải giãn cách và giữ mật độ xây dựng thấp để bảo đảm an toàn và tính linh hoạt, để có thể sống chung với các biến đổi của thiên nhiên, dịch bệnh. Không gian quy hoạch cần đa dạng, linh hoạt, góp phần hỗ trợ con người" - GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông nhìn nhận.

Sau đại dịch khiến cuộc sống của con người bị đảo lộn. Nhiều người bị giảm sút sức khỏe tâm thần do thời gian dài không có sự kết nối với bên ngoài. Vì lẽ đó, xu hướng sống xanh, sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên sẽ trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ của thời kỳ mới. Có thể thấy rõ, thời gian gần đây, các khu vực vùng ven Hà Nội xuất hiện nhiều dự án đô thị sinh thái, đô thị xanh đáp ứng cho nhu cầu “bỏ phố về quê” an cư và dường như hiện tại nó đã trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn.

Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội, PGS.TS Phạm Hùng Cường cho rằng, hậu Covid-19 là cơ hội để phục hồi các giá trị truyền thống của làng quê, với tính bền vững tồn tại hàng trăm năm. Bên cạnh đó, thông qua đại dịch, một giá trị mới của các làng quê được bộc lộ đó là tính thích nghi với những vấn đề bất thường, nói theo thuật ngữ của kiến trúc là tính phục hồi, tính giảm thiểu, thích ứng rất tốt. Điều đó cũng là gợi ý cho những quy hoạch và kiến trúc phù hợp hơn trong tương lai, nhằm thích ứng với các xu hướng trở về với thiên nhiên, chăm sóc sức khỏe.

Đồng quan điểm, KTS Nguyễn Tuấn Nghĩa - Giám đốc điều hành của Nghia-Architect khẳng định: “Trong suốt quá trình tiến hoá, tồn tại và thích nghi của con người, thiên nhiên là thứ không thể tách rời. Những đô thị cổ đại, những lối sống bền vững đều gắn với thiên nhiên và cùng cộng sinh để phát triển. Con người hiện đại được tiến hoá cũng như những hình thái kiến trúc gắn với lối sống hiện nay đều còn rất ngắn ngủi so với sự tồn tại của tự nhiên. Do vậy, ngay cả khi không có những đại dịch như Covid-19, các không gian sống đủ tốt, bền vững và giúp con người có thể vượt qua những khoảng thời gian cô lập hay tự cách ly vẫn là những không gian nên gắn với thiên nhiên”.

Bền vững với lối kiến trúc xanh

Với điều kiện sống ở các khu căn hộ với mật độ dân cư cao, nhất là tại khu vực trung tâm Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh trong thời điểm đại dịch này, không gian sống tập trung tiềm ẩn nguy cơ lây lan và bùng phát dịch rất cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, con người vẫn có thể kiểm soát và chuẩn bị cho các tình huống này khi có những tiêu chuẩn thiết kế áp dụng các tính năng bền vững của một công trình xanh. Chẳng hạn như tòa nhà tự cung cấp điện, nước, hệ thống lọc nước và không khí, có thể giúp bảo vệ an toàn cho cư dân và ngăn ngừa sự lây nhiễm virus.

Theo Viện trưởng Viện Kiến trúc nhiệt đới, PGS. TS Hoàng Mạnh Nguyên, trước những thách thức lớn của quá trình đô thị hoá và vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh như thời gian qua thì phát triển công trình xanh, hướng dẫn thúc đẩy hoạt động thiết kế xây dựng công trình và đô thị để có thể vận hành theo các tiêu chí xanh là một hoạt động cấp bách. Điều này góp phần sử dụng năng lượng và tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng, hạn chế tác động ô nhiễm tới môi trường để phát triển các đô thị một cách bền vững. Bên cạnh đó, do đại dịch Covid-19 bùng phát, 90% thời gian của người dân đều ở trong nhà, nhu cầu của người mua nhà cũng đang dần thay đổi, họ ưu tiên lựa chọn các công trình có không gian sống xanh mát, bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm chi phí vận hành, duy trì.

Tuy nhiên, với các công trình nằm trong đô thị lõi Hà Nội hiện nay rất khó để thực hiện, vì là nơi tập trung với mật độ dân cư rất đông, hạ tầng luôn nằm trong tình trạng quá tải. Hơn nữa chi phí cho các dạng công trình xanh thường cũng sẽ tốn kém hơn và đôi khi xung đột với bài toán kinh tế của chủ đầu tư cũng như với người mua sử dụng. KTS Nguyễn Tuấn Nghĩa cho rằng, rất khó để tạo ra ngay các công trình hoàn hảo về các tiêu chí bền vững nhưng có thể từng bước tạo dựng ra các môi trường sống chất lượng và bền vững hơn từ chính việc thay đổi nhận thức của mỗi người khi bắt tay xây dựng.

Covid-19 bất ngờ xảy ra là dịp để giới kiến trúc sư nhìn nhận lại và đưa ra những giải pháp mang tính nhân văn hơn. Kiến trúc xanh bao hàm nhiều yếu tố như tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng cuộc sống,… Kiến trúc thích ứng với Covid-19 cũng là một phần trong đó. Trong thời gian tới, với tinh thần chủ động, giới kiến trúc sư sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc xanh, đưa ra các giải pháp kiến trúc ứng phó với không chỉ dịch bệnh Covid-19 mà còn các hiểm họa trong tương lai.

Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, TS. KTS Phan Đăng Sơn

Nguồn tin: Theo Kinhtedothi
 

songnam9999

New Member
Để đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn được một đơn vị thiết kế kiến trúc giỏi, một đơn vị thi công tốt thì bên cạnh đó không thể không nhắc đến vai trò và tầm quan trọng của đơn vị tư vấn giám sát. Tư vấn giám sát xây dựng được chủ đầu tư giao cho, thông qua hợp đồng kinh tế, thay mặt chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình.

Như vậy, phạm vi công việc tư vấn giám sát sẽ bao gồm:

1. Về công tác giám sát thi công phải chấp hành các quy định của thiết kế công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các cam kết về chất lượng theo hợp đồng giao nhận thầu. Nếu các cơ quan tư vấn và thiết kế làm tốt khâu hồ sơ mời thầu thì các điều kiện kỹ thuật trong bộ hồ sơ mời thầu là cơ sở để giám sát kỹ thuật.

2. Trong giai đoạn chuẩn bị thi công : các bộ tư vấn giám sát sẽ phải kiểm tra vật tư, vật liệu đem về công trường . Mọi vật tư, vật liệu không đúng tính năng sử dụng, phải đưa khỏi phạm vi công trường mà không được phép lưu giữ trên công trường. Những thiết bị không phù hợp với công nghệ và chưa qua kiểm định không được đưa vào sử dụng hay lắp đặt. Khi thấy cần thiết, có thể yêu cầu lấy mẫu kiểm tra lại chất lượng vật liệu, cấu kiện và chế phẩm xây dựng .

3. Trong giai đoạn xây lắp: theo dõi , giám sát thường xuyên công tác thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị . Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng của nhà thầu nhằm đảm bảo việc thi công xây lắp theo đúng hồ sơ thiết kế đã được duyệt.

Kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ thi công, biện pháp an toàn lao động mà nhà thầu đề xuất. Kiểm tra xác nhận khối lượng hoàn thành, chất lượng công tác đạt được và tiến độ thực hiện các công tác. Lập báo cáo tình hình chất lượng và tiến độ phục vụ giao ban thường kỳ của chủ đầu tư. Phối hợp các bên thi công và các bên liên quan giải quyết những phát sinh trong quá trình thi công. thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp . Lập biên bản nghiệm thu theo bảng biểu qui định .

Tư vấn giám sát chung cư IJC AROMA

Tư vấn giám sát chung cư IJC AROMA

Những hạng mục, bộ phận công trình mà khi thi công có những dấu hiệu chất lượng không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đã định trong tiêu chí chất lượng của bộ hồ sơ mời thầu hoặc những tiêu chí mới phát sinh ngoài dự kiến như độ lún quá quy định, trước khi nghiệm thu phải lập văn bản đánh giá tổng thể về sự cố đề xuất của đơn vị tư vấn thiết kế và của các cơ quan chuyên môn được phép .

4. Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình : Tổ chức giám sát của chủ đầu tư sẽ phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu về quản lý chất lượng của 1 công trình. Lập danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng. Khi kiểm tra thấy công trình hoàn thành đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn về nghiệm thu công trình, chủ đầu tư tổ chức tổng nghiệm thu lập thành biên bản. Biên bản tổng nghiệm thu là cơ sở pháp lý để làm bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng và là cơ sở để quyết toán công trình.
 

songnam9999

New Member
Muốn làm Giám sát thi công bạn phải có bằng ĐH chuyên ngành Xây dựng và chứng chỉ giám sát. Công trường là… “hộ khẩu thường trú”.

Để các bạn hiểu rõ hơn về ngành này, xin giới thiệu qua các phần việc cơ bản của một giám sát thi công xây dựng: Nghiệm thu xác nhận khi công trình thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng. Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng. Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi…

Architectural


Và trong mỗi công trình, phần việc của người giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng…

Một công trình thường có 2 giám sát:

– Kỹ sư tư vấn giám sát (TVGS, gọi tắt là giám sát bên A): được chủ đầu tư (CĐT) thuê để tư vấn cho CĐT về tất cả những gì liên quan đến công trình xây dựng, đồng thời giám sát công tác thi công của nhà thầu xây dựng trên cơ sở bản vẻ thiết kế đã được công ty thiết kế lập. Kỹ sư TVGS chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về chất lượng của công trình.

– Kỹ sư giám sát thi công (GSTC, kỹ thuật B, giám sát B): triển khai bản vẽ thiết kế ra thực địa: chỉ đạo, kiểm tra công nhân thi công theo bản vẻ, hồ sơ thiết kế, hồ sơ trúng thầu đã được CĐT phê duyệt.

Hiện nay, có nhiều tổ chức tư vấn thiết kế đăng ký hành nghề thêm lĩnh vực giám sát thi công bên cạnh chủ đầu tư. Và luật phát cũng có những quy định: Muốn được phép hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, tổ chức tư vấn thiết kế, ngoài những yêu cầu năng lực cho công tác thiết kế, công tác lập dự án còn phải có năng lực về giám sát công trình. Những kỹ sư trong tổ chức tư vấn thiết kế muốn được hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.

Chất lượng của một công trình tuỳ thuộc vào người GSTC xây dựng công trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một GSTC công trình không là điều đơn giản. Và nếu không có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công.


Nguồn VietNamNet

Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam – Hotline : +(84)769 861 168
 

songnam9999

New Member
Người làm công việc này gọi là “Kỹ sư tư vấn giám sát xây dựng chất lượng công trình” và phải có chứng chỉ hành nghề. Để đủ điều kiện xét cấp chứng chỉ thì theo Luật Xây dựng Việt Nam, người kỹ sư cần phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm và đã tham gia thiết kế hoặc thi công một số lượng đáng kể các công trình.

Những Điều Cần Biết Về Tư Vấn Giám Sát Là Gì ?


Thông thường, đối với mỗi công trình, thường có Đoàn kỹ sư tư vấn giám sát. Tổ chức này được thành lập sau khi Chủ đầu tư công trình ký Hợp đồng thuê. Tại công trường thi công, chính những người giám sát thi công này đại diện cho Chủ đầu tư về việc theo dõi chất lượng công trình thực hiện hằng ngày.

Đối với các công trình lớn hay công trình có sử dụng nguồn vốn tài trợ nước ngoài như vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ thì việc giám sát thường do Tổ chức tư vấn giám sát quốc tế thực hiện. Các tổ chức này thuộc Hiệp hội Tư vấn quốc tế. Tính độc lập, khách quan và trong sạch không tham gia móc ngoặc, thông đồng với Chủ đầu tư hoặc bên thi công là rất quan trọng và cần có cho mỗi người làm công tác tư vấn giám sát.

Việc giám sát thi công xây dựng có thể được chỉ định hoặc đấu thầu thông qua việc tham gia gói thầu “tư vấn giám sát xây dựng” công trình.
 
Top